• Công ty TNHH Công nghệ Chữa cháy, Cứu nạn cứu hộ và An ninh NDTC

LỰA CHỌN TÚI NÂNG NHƯ THẾ NÀO? (PHẦN III)

THÔNG SỐ TỔNG QUÁT

Khi lựa chọn túi áp suất thấp hay áp suất cao, có rất nhiều yếu tố ta cần phải xem xét. Túi áp suất thấp sẽ nâng nhấc được cao hơn so với túi áp suất cao, nhưng không thể sở hữu được công suất nâng của túi áp suất cao. Trong khi đó, khe hở cần có để đưa túi áp suất cao vào lại lớn hơn túi áp suất thấp. Để đảm bảo một sự so sánh công bằng, các túi có cùng kích cỡ đã được lựa chọn.

 

 

TYPE B

TÚI MẶT PHẲNG

TYPE C

TÚI VUÔNG

TYPE D

TÚI NT

TYPE E

TÚI ÁP SUẤT THẤP

Kích thước (cm) (Dài x Rộng hoặc Chu vi)

55 x 55

55 x 55

52 Ø

1020 Ø

Diện tích bề mặt khi xẹp(cm3)

3025

3025

2205

8167

Diện tích bề mặt khi bơm phồng (cm3)

841

250

1288

Không rõ

Độ dày (mm)

28

28

45

100

Trọng lượng (kg)

8

8.1

8

20

Chiều cao để đưa túi vào (mm)

30

29

45/10**

100

Chiều cao nâng tối đa (cm)

17

27

27.5

450

Công suất nâng tối đa (kg)

20,000

20,250

23,000

4,000

Công suất nâng tối đa tại chiều cao nâng tối đa (kg)

7,000

tại 17 cm

Khoảng 2,000*

Tại 27 cm

4,000

tại 27.5 cm

Không rõ

Kích cỡ diện tích mặt phẳng tại công suất nâng tối đa (cm)

29 x 29

tại 20 tấn

15 x 15

tại xấp xỉ 20 tấn

40.5

tại 23 tấn

Không rõ

Áp suất bơm phồng tối đa (bar)

8

8

10

0.5

Số túi tối đa có thể chồng lên được

3

2

3

 

*= lấy từ biểu đồ của nhà sản xuất

** tâm / bên ngoài LCE

 

NGUYÊN TẮC KHI CHỌN TÚI NÂNG CỨU HỘ

Khi lựa chọn sản phẩm, khách hàng thường so sánh thông số của sản phẩm và giá thành để việc so sánh trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, chỉ khi tìm hiểu thêm nhiều về các ứng dụng của túi nâng, ta mới có thể đưa ra quyết định mua chính xác nhất.

Để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua sắm, những điều sau cần phải được đặc biệt lưu ý:

1.       Khe hổng để đưa túi vào

2.       Công suất nâng tối đa

3.       Khả năng chống đâm thủng

4.       Chiều cao nâng tối đa

5.       Khả năng xếp chồng

6.       Di chuyển theo hình cung

 

KÍCH THƯỚC KHE HỔNG

Để nâng vật nặng lên ta cần phải có một khe hổng nhất định để đưa túi nâng vào. Tuy nhiên, thông số này chỉ là một phương thức được các nhà sản xuất đưa ra để phục vụ cho công tác marketing của sản phẩm. Trong công tác cứu hộ mà cần tới thao tác nâng nhấc, luôn có đủ kích thước khe hổng để đặt túi nâng. Như ta đã biết, cứu hộ sinh ra để giải cứu nạn nhân mắc kẹt. Nếu trong trường hợp không có đủ khe hổng, thì chúng ta phải làm công tác y tế chứ không phải cứu hộ nữa.

CÔNG SUẤT NÂNG

Như đã giải thích ở các phần trước, công suất nâng thực tế có quan hệ trực tiếp với diện tích bề mặt tiếp xúc với vật được nâng. Diện tích này càng lớn bao nhiêu thì công suất nâng càng lớn bấy nhiêu. Nếu chỉ các thông số ở phía dưới, nhiều người sẽ lầm tưởng rằng túi phẳng sẽ có công suất cao hơn khi đạt tới độ cao nâng tối đa. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy.

Chiều cao nâng tối đa của túi phẳng là 17cm, trong khi đó túi NT là 27.5 cm, hơn 10.5 cm. Để có sự so sánh chính xác hơn, ta cần tính toán công suất nâng của túi NT ở độ cao 17 cm, tương đương 8.3 tấn và còn dư chiều cao nâng nhiều hơn so với túi mặt phẳng.

 

TÚI MẶT PHẲNG

TÚI NT

Kích cỡ (cm)

55 x 55

52 Ø

Diện tích bề mặt khi bơm phồng (cm2)

841

1288

Chiều cao nâng tối đa theo như quảng cáo (cm)

17

27.5

Công suất nâng tối đa (kg)

20,000

23,000

Công suất nâng tối đa tại chiều cao nâng tối đa theo như lời giới thiệu (kg)

7,000

4,000

Công suất nâng thực tế tại chiều cao nâng 17 cm (kg)

7,000

8,300

Kích cỡ mặt phẳng tiếp xúc tại công suất nâng tối đa (cm)

29 x 29

40.5

Áp suất bơm phồng tối đa (bar)

8

10

 

KHẢ NĂNG CHỐNG ĐÂM THỦNG

 

Ngoại trừ túi NT, mọi nhà sản xuất đều khuyến cáo trong tài liệu hướng dẫn vận hành rằng không bao giờ được đặt vật nhọn ở trên túi mà không có miếng đệm thép hay miếng đệm bằng sợi thủy tinh lót bên trên. Do những miếng đệm này được dùng để đỡ vật nặng vậy nên độ dày của chúng lên đến 3 cm.

 

Lưu ý:

Bảng dưới đây đưa ra những thông tin tổng quát về những phương án thay thế để đỡ những vật nặng có mũi nhọn. Dù miếng đệm thép hay sợi thủy tinh dường như là một sự lựa chọn tốt nhưng phương án này có thể tiềm ẩn rủi ro. Khi nâng lên từ một bên hay di chuyển theo hình cung, miếng đệm có thể bị trượt ra ngoài, vì vậy cần phải có miếng đệm gắn trực tiếp vào túi. Túi NT có miếng đệm PowerPlate có thể kết nối phần trên / dưới của túi NT và chính mối nối của miếng đệm này loại bỏ khả năng trượt của miếng đệm.

 

KHẢ NĂNG CHỐNG ĐÂM THỦNG

PHƯƠNG ÁN ĐƯỢC GIỚI THIỆU TRONG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Túi phẳng

KHÔNG

Miếng đệm sắt /

Miếng đệm sợi thủy tinh (dày 3cm)

Túi vuông

KHÔNG

Miếng đệm sắt /

Miếng đệm sợi thủy tinh (dày 3cm)

Túi NT

Miếng đệm PowerPlate

được tích hợp sẵn

 

CHIỀU CAO NÂNG

 

Trong công tác cứu hộ, nhân viên cứu hộ cần có được sự chuẩn bị tốt nhất trước mọi tình huống. Trái lại với lời khẳng định của rất nhiều tài liệu tham khảo, chiều cao tối thiểu an toàn để giải cứu nạn nhân bị mắc kẹt là 60 cm. Do có điều kiện này, túi vuông bị loại bỏ ngay khỏi danh sách mua sắm. Kể cả khi các nhà sản xuất và các tài liệu cho rằng chỉ được xếp chồng tối đa 2 túi thì túi vuông cũng không thể đạt được chiều cao nâng tiêu chuẩn. Nguyên nhân là vì loại túi này không được phép bơm căng hết cỡ bởi điều này sẽ khiến cho chiều cao nâng và công suất nâng bị giảm đến mức tối thiểu, gây nguy hiểm cho nhân viên cứu hộ lẫn nạn nhân. Bởi vậy, khi túi vuông đã bị loại trừ, khách hàng chỉ còn lại túi phẳng và túi NT.

 

TÚI PHẲNG

TÚI NT

Kích cỡ (cm)

55 x 55

52

Diện tích bề mặt khi xẹp (cm2)

3025

2205

Diện tích bề mặt khi bơm căng (cm2)

841

1288

Độ dày (mm)

28

45 (10 tính cả LCE)

Trọng lượng (kg)

8

8

Kích thước khe hở đưa vào (mm)

30

45

Chiều cao nâng tối đa (cm)

17

27.5

Công suất nâng tối đa (kg)

20,000

23,000

Công suất nâng tối đa tại chiều cao nâng tối đa (kg)

7,000

tại 17 cm

4,000

tại 27.5 cm

Kích cỡ bề mặt tiếp xúc tại công suất nâng tối đa (cm)

29 x 29 tại 20 tấn

40.5 tại 23 tấn

Áp suất bơm phồng tối đa (bar)

8

10

Số lượng túi xếp chồng

3

3

Khả năng xếp chồng các túi kích cỡ khác nhau

KHÔNG

 

Lưu ý:

Dù cho chiều cao nâng tối thiểu được khuyến cáo là 60-80 cm, có một số trường hợp cứu hộ yêu cầu chiều cao nâng lớn hơn.

VÍ DỤ

Ở trong những tai nạn xe buýt, khi xe bị đổ về một bên và nạn nhân bị kẹt ở dưới, thường thì khoảng trống 60 cm không đủ để tiếp cận nạn nhân. Đặc biệt là các nạn nhân gần phía sàn của xe buýt. Trong những trường hợp đó, cần đạt được chiều cao nâng lớn hơn. Vì vậy, theo khuyến cáo ta sẽ cân nhắc chọn những túi khí có khả năng nâng càng cao càng tốt.

 Trong đoạn tiếp theo, bạn sẽ thấy rằng xếp chồng túi lên nhau sẽ tạo ra chiều cao lớn hơn và túi NT mang đến chiều cao nâng ưu việt nhất so với các túi áp suất cao còn lại.

KHẢ NĂNG XẾP CHỒNG

Khi tham khảo các tài liệu về cứu hộ, ta có thể thấy các tài liệu này thường khuyến cáo không được xếp chồng quá 2 túi nâng bởi chồng túi lên như vậy sẽ rất bất ổn. Tuy vậy, túi phẳng và túi NT vẫn được cho rằng có thể xếp chồng tối đa 3 túi. Điều gì làm chúng khác biệt so với túi vuông?

Túi phẳng có bề mặt vân nổi nhằm tránh túi khỏi trượt ra ngoài và dây đai hông giúp xếp túi thẳng hàng. Túi NT có chuỗi mối nối ở giữa đảm bảo chồng túi được xếp một cách vững chắc.

Bộ phận nối loại bỏ khả năng túi trượt ra ngoài và giúp túi nâng ly tâm hoặc di chuyển hình cung.

Bề mặt vân nổi giảm thiểu khả năng túi trượt ra ngoài. Dây đai hông giúp xếp các túi thẳng hàng và chống trượt. Tuy nhiên, do độ dài của dây đai bị hạn chế, dây có thể bị đứt khi túi phồng ra và nâng theo chiều thẳng đứng

 

Sự khác biệt chính giữa túi phẳng và túi NT là ở chỗ túi NT có khả năng xếp chồng các túi có kích cỡ khác nhau, đem lại chiều cao nâng đa dạng.

LOẠI TÚI NT

CHIỀU CAO (MM)

TÚI MẶT PHẲNG

CHIỀU CAO (MM)

1 x NT2

275

1 x SFB – K 7/17

17

1 x NT4

445

1 x SFB – K 11/17

17

1 x NT8

665

1 x SFB – K 16/22

22

2 x NT2

550

1 x SFB – K 31/22

22

2 x NT4

890

2 x SFB – K 7/17

34

2 x NT8

1330

2 x SFB – K 11/17

34

3 x NT2

825

2 x SFB – K 16/22

44

3 x NT4

1335

2 x SFB – K 31/22

44

3 x NT8

1995

3 x SFB – K 7/17

51

1 x NT2 + 1 x NT4 + 1 x NT8

1385

3 x SFB – K 11/17

51

2 x NT2 + 1 x NT4

995

3 x SFB – K 16/22

66

2 x NT2 + 1 x NT8

1215

3 x SFB – K 31/22

66

2 x NT4 + 1 x NT2

1165

 

 

So với túi mặt phẳng thì túi NT mang đến chiều cao nâng đa dạng hơn từ 275 mm đến gần 2m, trong khi đó túi mặt phẳng chỉ có chiều cao nâng tối đa 3 x 22 cm = 66 cm.

 

2 x NT4 + 1 x NT8

1555

2 x NT8 + 1 x NT2

1605

2 x NT8 + 1 x NT4

1775

1 x NT2 + 1 x NT8

720

1 x NT2 + 1 x NT8

940

1 x NT4 + 1 x NT8

1110

 

DI CHUYỂN HÌNH CUNG

 

Trong hoạt động cứu hộ, khi lựa chọn túi nâng, ta không chỉ phụ thuộc hầu hết vào thông số của chúng. Ngoài ra còn phải kể đến ứng dụng và tính năng của từng loại túi. Bên cạnh chiều cao nâng và công suất nâng, một đặc tính quan trọng nữa cần phải xem xét là khả năng di chuyển hình cung.

 

Như đã đề cập ở các số trước, nâng nhấc vật nặng theo đường thẳng đứng là điều không thể và có thể dẫn tới trạng thái mất cân bằng của vật nặng. Thay vào đó, ta cần phải cố định một bên của vật nặng để tạo ra điểm trụ. Điểm trụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thao tác nâng ly tâm hay di chuyển theo hình cung. Khi di chuyển theo hình cung,  sức nặng đổ về phía bên cạnh của thiết bị nâng. Điều này khiến cho thiết bị mất thăng bằng và làm hạn chế chiều cao nâng.

TÚI VUÔNG

TÚI PHẲNG

TÚI NT

·   Túi có hình tròn khi được bơm căng và rất bất ổn khi được xếp chồng

·  Bề mặt vân nổi chống trơn trượt cho túi

·   Bộ phận LCE (Tăng Trọng Tải) ở trên và dưới tạo nên kết nối vững chắc

·   Do không có mối nối nên rất dễ bị trượt ra ngoài

·  Dây đai bên hông giúp xếp túi thẳng hàng và không làm cho túi bị trượt ra ngoài

·   Mối nối ở giữa tạo nên kết cấu chồng túi ổn định

 

 

·   LCE và mối nối bám chặt vào vật nặng

 

KẾT LUẬN

Khi chọn túi nâng, người mua cần phải có am hiểu nhất định về ứng dụng thực sự của hoạt động nâng nhấc. Công việc lựa chọn đâu chỉ đơn giản là so sánh thông số khác nhau của các loại túi nâng. Điều làm quá trình này trở nên phức tạp chính là các khía cạnh khác mà ta cần phải lưu tâm.

Nói chung, có 4 nguyên tắc khi chọn lựa túi nâng:

1.       Ứng dụng chính là gì? Cứu hộ hay cứu nạn?

2.       Hiểu các khía cạnh của hoạt động nâng nhấc:

·         Kích thước khe hổng

·         Công suất nâng

·         Chiều cao nâng

·         Khả năng xếp chồng

·         …

3.       Tránh chỉ đơn thuần so sánh các thông số

4.       Trong mọi trường hợp hãy yêu cầu cho thiết bị vận hành thử; trăm nghe không bằng một thấy.