CÁC LOẠI TÚI NÂNG
Túi nâng được chia theo hai cách dựa trên sự phân loại về áp suất khí: túi khí áp suất thấp và túi khí áp suất cao. Mỗi túi nâng vận hành theo nguyên lý tương tự nhau: khí trong túi được bơm phồng và khi ta nhân áp suất khí và diện tích bề mặt của túi khí thì sẽ có lực nâng cần thiết cần cho công tác cứu hộ. Hầu hết các túi nâng ở trên thị trường đều có hệ số an toàn là 4:1, nghĩa là áp suất chịu đựng tối đa của túi sẽ gấp 4 lần áp suất vận hành thông thường. Điều này sẽ đem lại sự an toàn cho nhân viên cứu hộ.
TÚI KHÍ ÁP SUẤT CAO
Các túi khí áp suất cao trước đây được nhận biết dưới dạng vuông hoặc hình chữ nhật và được làm từ chất liệu cao cấp (Kevlar). Các túi áp suất cao rất mỏng và vì thế, chỉ cần khoảng trống nhỏ để đưa túi vào. Túi khí có nhiều kích thước khác nhau để khi công suất nâng tăng lên thì kích thước cũng tăng. Một ưu điểm khác là, các túi khí có khả năng xếp chồng lên nhau để làm tăng chiều cao nâng. |
Ưu điểm |
Hạn chế |
· Rất khỏe và bền · Túi được bơm phồng rất nhanh và không gây ra tiếng ồn khi vận hành · Túi có thể được sử dụng trên nền đất mềm và không bằng phẳng · Chỉ cần kích thước khe hở nhỏ để đưa túi vào · Công suất nâng mạnh mẽ khi bắt đầu nâng
|
· Chiều cao nâng tối đa ít hơn túi áp suất thấp · Khi chiều cao nâng bằng một nửa chiều cao tối đa, độ ổn định sẽ giảm xuống và túi có hiện tượng bị trượt ra ngoài khi được bơm phồng gần đến mức tối đa. · Càng bơm phồng, công suất nâng càng giảm · Khá cứng và nặng khi mang vác
|
Theo nguyên tắc thì chỉ có thể xếp tối đa 2 túi có kích thước khác nhau, trong đó:
· Túi nâng lớn hơn phải được xếp dưới trong mọi trường hợp · Áp suất khí của túi nâng với kích thước lớn hơn cần phải được duy trì ở mức thấp hơn áp suất khí của túi nâng kích thước nhỏ.
Nếu làm vậy túi nhỏ sẽ nằm gọn gàng trong lòng túi lớn nên không thể trượt hay bắn ra ngoài được. |
CÁC TÚI KHÍ ÁP SUẤT CAO KHÁC
Túi khí áp suất cao có thể được chia làm 4 loại: túi vuông, túi phẳng, túi siêu phẳng và túi NT. Túi vuông thông dụng nhất trong công tác cứu hộ và đã được giải thích ở trong phần trước.
TÚI PHẲNG
Trái ngược với túi vuông, túi phẳng được thiết kế sao cho bề mặt luôn trong trạng thái phẳng ngay cả khi đã được bơm căng phồng. Điều này làm giảm khả năng túi bị trượt hay bắn ra ngoài. Không như túi vuông, túi phẳng có khả năng xếp 3 túi thành một chồng. Bên cạnh đó, bề mặt gợn của túi làm tăng khả năng chống trượt. |
Ưu điểm |
Hạn chế |
· Tối đa 3 túi có thể được chồng lên nhau để tăng chiều cao · Bề mặt tiếp xúc lớn hơn khi với công suất nâng không đổi · Có khả năng đưa túi vào khoảng trống khá nhỏ. · Tăng khả năng chống trượt.
|
· Túi phẳng không thể sử dụng trên nền đất mềm mà không được đỡ bởi khối rắn hay tấm ván cứng. · Khi khoảng cách giữa mặt đất và vật nặng cần nâng lên đến hơn 70mm, cần phải đặt một chiếc bệ đỡ vững chắc và đủ độ cao ở dưới túi vì chiều cao nâng tối đa của loại túi chỉ này là 66cm (khi đã xếp chồng 3 túi). · Nhiều người hiểu nhầm rằng khi xếp chồng các túi lên nhau thì công suất nâng sẽ tăng. Thực tế là khi đó chỉ có chiều cao nâng tăng mà thôi. · Không thể nâng những vật nặng nào có hình dáng bất thường. Vậy nên cần phải đưa tấm ván cứng hay miếng đệm thép vào giữa túi và vật nặng. |
TÚI NT
Túi NT là sự kết hợp giữa công suất nâng của túi áp suất cao với chiều cao nâng của túi áp suất thấp. Bộ phận nối ở giữa giữ cho các túi ở vị trí cố định được xếp chồng lên nhau (tối đa 3 túi). Không những vậy, túi được thiết kế theo hình oval làm bề mặt tiếp xúc không đổi nên không gây ảnh hưởng đến công suất nâng của túi khi được bơm phồng hết cỡ. |
Ưu điểm |
Hạn chế |
· Có thể xếp chồng 3 túi lên nhau tạo chiều cao tối đa · Bộ phận tăng trọng tải LCE làm tăng diện tích hiệu quả và phân bố trọng lượng của vật nâng một cách đồng đều. · Có miếng đệm PowerPlate để có khả năng nâng những vật nhọn · Khả năng nâng vật và di chuyển theo hình cung · Có thể được dùng trên mặt đất mềm hoặc không bằng phẳng. |
· Bề mặt tiếp xúc ở tâm khá dày · Cứng và nặng khi mang vác
|
TÚI NÂNG ÁP SUẤT THẤP
Sự khác biệt lớn giữa túi áp suất cao và túi áp suất thấp là túi áp suất thấp cần lượng khí rất lớn để bơm phồng. Vì vậy ống khí sẽ có chu vi lớn hơn và lớp vỏ khá mỏng. Bên cạnh đó, một sự khác biệt rõ rệt khác đó là hình dáng và tính mềm dẻo của túi áp suất thấp. Không như túi áp suất cao, các mặt bên của túi áp suất thấp được làm từ chất liệu dẻo để túi có thể được bơm căng hay làm xẹp một cách dễ dàng.
Ưu điểm |
Hạn chế |
· Túi áp suất thấp vươn cao hơn, do vậy tạo khoảng trống nhiều hơn cho công tác cứu hộ · Lý tưởng cho việc sử dụng để chống đỡ tấm kim loại hay để trên mặt đất mềm · Bề mặt tiếp xúc rộng hơn túi áp suất cao · Dễ sửa chữa · Mềm dẻo và nhẹ |
· Công suất nâng hạn chế · Khó ổn định khi bơm phồng (mặt ngoài) · Không thể xếp chồng các túi để tăng chiều cao · Yêu cầu phải có lượng khí lớn
|
TÚI ÁP SUẤT THẤP HAY TÚI ÁP SUẤT CAO?
Chọn túi áp suất thấp hay áp suất cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Túi áp suất thấp sẽ nâng nhấc được cao hơn so với túi áp suất cao, nhưng không thể sở hữu được công suất nâng của túi áp suất cao. Còn túi áp suất cao cần phải có khoảng trống lớn hơn để đưa được túi vào. Như đã nói, túi áp suất cao sẽ nâng được vật có trọng lượng rất lớn, nhưng lại không nâng được cao.
Tuy nhiên,túi áp suất cao lại có lợi thế ưu việt khi nâng nhấc vật nặng trong công tác giải cứu nạn nhân mắc kẹt, ví dụ như nâng nhấc sàn hay rầm khi tòa nhà bị sụp đổ, nâng đầu máy xe lửa hay toa chở hàng, nâng xe tải bị lật úp. Để đưa ra quyết định sử dụng loại túi nâng nào cho phù hợp với mỗi trường hợp cứu hộ khác nhau, chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thông số kỹ thuật của các loại túi nâng.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ xét các tiêu chí để lựa chọn túi khí nâng ưng ý nhất…