• Công ty TNHH Công nghệ Chữa cháy, Cứu nạn cứu hộ và An ninh NDTC

LỰA CHỌN TÚI NÂNG NHƯ THẾ NÀO? (PHẦN I)

VÌ SAO PHẢI MUA TÚI NÂNG?

Trong công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay, có rất nhiều loại túi khí nâng được đưa vào sử dụng, mỗi loại đều có tính năng và ứng dụng riêng. Tuy nhiên, những chiếc túi khí nâng này không còn được các nhân viên cứu hộ chú ý hay sử dụng nhiều. Chúng rơi dần vào quên lãng trong công tác cứu nạn, cứu hộ, bởi giờ đây số người sử dụng túi nâng rất hạn chế cũng như việc những kiến thức vận hành thiết bị này không còn được phổ cập rộng rãi. Dù vậy, khi được sử dụng đúng cách, túi khí có thể trở thành một vị cứu tinh thực thụ.

“Để giải thoát những nạn nhân bị mắc kẹt dưới những vật nặng và lớn”

Các nhóm đối tượng thực hiện công tác cứu hộ hạng nặng bao gồm:

1.      Các đội cứu hỏa với những loại xe cứu hộ hạng nặng

2.      Đội tìm kiếm và cứu hộ đô thị

3.      Đội cứu hộ đường ray xe lửa

4.      Các đội cứu hộ xe cộ / nhà bị đổ

Lợi thế của những nhóm đối tượng này, hơn ai hết, họ đều hiểu sự cấp thiết của túi khí nâng. Trong các cuộc cứu hộ mà chúng ta thường thấy, chỉ cần thiết bị banh mở hay thiết bị đẩy thủy lực là đủ để tạo khoảng trống và giải thoát người bị kẹt. Tuy nhiên, khi cần nâng nhấc các vật nặng, những thiết bị thủy lực này lại trở nên không hiệu quả.

NGUYÊN TẮC NÂNG

Trong công tác cứu hộ, các túi nâng được sử dụng để nâng nhấc vật nặng hoặc banh, mở hai vật ra để giải cứu nạn nhân bị mắc kẹt. Túi nâng có thể mang đến công suất nâng rất cao. Tính năng này giúp chúng có thể nâng hoặc di chuyển những vật rất nặng.

Lưu ý: Túi nâng không dùng để giữ cố định các loại phương tiện. Thay vào đó, khối chống trụ có thể thực hiện thao tác này.

CÔNG SUẤT NÂNG

Để có được công suất nâng của túi nâng, ta tính theo công thức gồm hai yếu tố sau đây:

·         Diện tích bề mặt của túi khí (diện tích tiếp xúc trực tiếp với vật thể khi nâng nhấc);

·         Áp suất khí bên trong

Công suất nâng = Áp suất x Diện tích bề mặt

Ví dụ: Một túi nâng có kích thước 55×55 cm

Theo công thức trên, công suất nâng của túi nâng này bằng:

(55x55cm) x 8 bar = 3,025 cm2 x 8 bar = 24.2 tấn.

·         Diện tích bề mặt tiếp xúc trực tiếp với vật nâng càng lớn thì công suất nâng càng cao

·         Áp suất khí bên trong càng lớn thì công suất nâng càng cao

DIỆN TÍCH BỀ MẶT TIẾP XÚC

Khi được tháo hơi tối đa, tổng diện tích bề mặt của túi nâng có thể được sử dụng để thực hiện thao tác nâng nhấc. Đây được gọi là diện tích bề mặt tiếp xúc. Khi chiếc túi được bơm phồng và chiều cao tăng lên, diện tích bề mặt tiếp xúc thu nhỏ lại; công suất năng của túi khí từ đó cũng giảm dần.

Túi khí ở trạng thái chuẩn bị nâng, khi đó diện tích tiếp xúc lớn nhất. Lúc này túi khí có thể nâng nhấc với công suất tối đa.

Túi khi được bơm phồng một chút và điều này làm giảm diện tích bề mặt tiếp xúc, lúc này công suất nâng giảm dần và khiến cho túi khí có khả năng nâng được những vật có trọng lượng ít hơn.

Túi khí được bơm phồng đến mức tối đa. Hầu như không còn chút diện tích bề mặt tiếp xúc nào, khiến cho công suất nâng hầu như không còn nữa.

Điều này có nghĩa là công suất nâng có mối quan hệ trực tiếp với diện tích bề mặt tiếp xúc. Giả thiết cho rằng, chúng ta nâng ở một áp lực không đổi. Từ đó kết luận rằng:

·  Những túi áp suất cao (đặc biệt là những túi hình gối) có đường cong công suất giảm dần (diện tích bề mặt hoạt động ít tương đương với công suất nâng thấp).

·  Tại chiều cao nâng tối đa, túi khí sẽ không nâng được thêm trọng lượng nào nữa. Ta có thể thấy rằng, để đạt được chiều cao nâng ưng ý, cần phải có được diện tích bề mặt tiếp xúc nhất định mới nâng được vật nặng. Về cơ bản, túi có kích cỡ càng lớn thì công suất nâng càng cao. Tuy nhiên, thường thì những khoảng trống để đưa túi vào rất hạn chế nên những túi ngoại cỡ sẽ không thể nào sử dụng được.

·   Diện tích bề mặt tiếp xúc của các túi khí áp suất thấp không đổi làm cho công suất nâng không đổi. Tuy nhiên, hai bên sườn của túi khí áp suất thấp khi nâng vật nặng sẽ không vững chắc như túi khí áp suất cao.

Túi khí bắt đầu nâng vật nặng, hai mặt bên của túi đang giãn ra do sử dụng tối đa diện tích bề mặt tiếp xúc.

Túi khí đã hoàn thành xong quá trình nâng nhắc, hai mặt bên của túi đã giãn ra đến mức tối đa và trọng lượng của vật không đổi.

CHIỀU CAO NÂNG

Theo nhiều tài liệu về kỹ năng cứu hộ, nhân viên cứu hộ chỉ cần nâng sao cho đến độ cao tối thiểu đủ để giải thoát nạn nhân. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều lời khuyên cho rằng, ta nên nâng vật nặng lên khoảng 60-80cm để tạo khoảng trống an toàn cho người bị kẹt và cả nhân viên cứu hộ. Nguyên nhân là do độ rộng của vai một người bình thường vào khoảng 45 cm. Nới rộng không gian thêm một chút sẽ làm cho nhân viên cứu hộ có thể thao tác ở điều kiện tốt hơn và tránh gây thêm bất cứ chấn thương nào tới người bị kẹt. Khi khách hàng lựa chọn túi nâng thì họ nên chọn chiếc túi có chiều cao nâng tối thiểu 60cm để cứu hộ một cách an toàn.

LƯU Ý THÊM

Trong công tác cứu hộ, có một số kiến thức về nâng nhấc, giữ cố định và ngay cả di chuyển vật nặng mà ta cần phải tìm hiểu thêm, đặc biệt là:

1.      Trọng tâm

2.      Sự ổn định của vật nặng

3.      Trọng lượng dự tính của vật nặng

Trọng tâm (CG) là trung tâm sự phân bố trọng lượng của một vật thể và cũng là nơi có trọng lực. Đó là điểm mà bất cứ vật nào cũng rơi vào trạng thái cân bằng hoàn hảo dù cho có xoay hay di chuyển quanh điểm đó. Bên cạnh đó, đây cũng là điểm nặng nhất của một vật.

Trong công tác cứu hộ, người ta không khuyến khích cách nâng nhấc vật nặng theo chiều thẳng đứng bởi cách này sẽ tạo ra thế không vững cho vật nặng. Để tránh điều này, vật nặng cần phải cố định ở một bên. Làm vậy sẽ tạo ra một điểm trụ để di chuyển vật nặng theo hình cung lên trên.

Cách nâng theo chiều thẳng đứng khiến vật nặng không vững

Tạo một điểm trụ để nâng một cách ổn định

Lí do để ta ước tính trọng lượng vật nặng là để chọn được chiếc túi nâng phù hợp nhất. Mỗi túi nâng sẽ có thông số kỹ thuật khác nhau, điều này sẽ quyết định công suất của túi. Ban đầu ta cần tính toán trọng tải vật nặng trước, bằng cách lấy Chiều dài x Chiều Rộng x Chiều cao nhân với trọng lượng của vật liệu theo m2, rồi ta sẽ có công suất nâng cần thiết và chọn được túi nâng ưng ý.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về các loại túi nâng và ưu điểm cũng như nhược điểm của chúng…