Ngày 01/11/2016 vừa qua, vào 13h30, một vụ hỏa hoạn kinh hoàng trên đường Trần Thái Tông, Hà Nội đã thiêu rụi 3 quán karaoke cùng 1 khách sạn nằm liền kề và tước đi mạng sống của 13 nạn nhân. Các chuyên gia đã đưa ra nhiều nguyên nhân lý giải, trong đó có sự bất cẩn của nhân viên hàn cửa hay thiết kế kiên cố đến mức bất hợp lý của quán karaoke. Tuy nhiên, một trong những yếu tố khiến công việc chữa cháy trở nên thiếu hiệu quả là do thao tác vận hành hệ thống CAFS không được tối ưu hóa trên các phương tiện cứu hỏa. Do vậy, trong bài viết này, 10 ưu điểm của hệ thống hiện đại và ưu việt này so với chữa cháy bằng nước sẽ được nêu rõ để những người lính chữa cháy sẽ có cơ sở để vận dụng công nghệ cao một cách tự tin và hiệu quả hơn trong các hoạt động chuyên môn sau này.
1. Thời gian chữa cháy của bọt loại A nhanh hơn so với thời gian chữa cháy bằng nước. Điều này đã được khẳng định mạnh mẽ ở trong các hoạt động chữa cháy thực tiễn và trong các cuộc thử nghiệm và diễn tập. Với cùng một chủng loại thiết bị, chưa có giấy tờ nào ghi nhận lại việc hỗn hợp bọt chữa cháy kém ưu thế hơn so với nước.
2. Bọt loại A sử dụng nước hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn.Điều này có được nhờ vào tính năng ưu việt hóa sự ảnh hưởng của nước khi sử dụng bọt khí nén CAFS. Một nghiên cứu của thành phố Boston đã tính toán được rằng chiếc xe cứu hỏa sử dụng bơm 1000 gpm với téc nước 2600 lít có thể thao tác cứu hỏa được trong vòng 10 phút với một ống chữa cháy CAFS duy nhất trước khi phải tiếp thêm nước. Trong khi đó, nếu ta chỉ sử dụng nước ở trường hợp trên, thời gian vận hành chỉ trong vòng xấp xỉ 3 đến 4 phút. Khi thực hiện hoạt động chữa cháy ở những vùng sâu vùng xa, việc tiết kiệm nước vô cùng quan trọng do nguồn nước ở những nơi này rất hạn chế.
3. Bọt loại A tạo ra một lớp màng bảo vệ.Bên cạnh khả năng làm giảm nhiệt độ ngọn lửa, hợp chất bọt có thể tách nhiên liệu tiếp nhận thêm oxy bằng cách tạo ra lớp ngăn hơi. Bên cạnh đó, lớp ngăn này cũng cách ly các chất gây cháy khỏi yếu tố nhiệt và tác động của lửa, từ đó phòng ngừa khả năng bắt lửa và tái cháy.
4. Bọt bám dính vào hầu hết các bề mặt và được giữ lại lâu hơn trên bề mặt đó so với nước, còn nước lại thường không bám dính trên các bề mặt, bởi vậy thời gian chữa cháy sẽ lâu hơn nhiều, trừ khi được phun liên tục. Trong khi đó, bọt loại A còn có thể được sử dụng rất hiệu quả trên những bề ngặt nghiêng hay thậm chí dựng đứng và có khả năng bám dính vào các vật liệu chống thấm nước như nhựa vinyl, thủy tinh và sơn.
5. Vòi chữa cháy bằng bọt CAFS nhẹ hơn nhiều so với vòi chữa cháy bằng nước. Nếu ta so sánh giữa hai vòi chữa cháy này với nhau với cùng chiều dài và đường kính, vòi chữa cháy bọt khí nén CAFS sẽ nhẹ hơn do phần lớn trong đó là khí. Với trọng lượng như vậy, những người lính chữa cháy khi sử dụng vòi sẽ thao tác vận hành một cách thuận tiện và cơ động hơn rất nhiều với vòi chữa cháy CAFS có đường kính lớn.
6. Hỗn hợp bọt có khả năng bảo vệ chứng cứ trên hiện trường vụ cháy.Bọt loại A có khả năng thâm nhập và dập được những đám cháy loại A nhờ vào tính năng làm ẩm của mình. Nhờ vào sự hiệu quả khi vận hành, lượng chất bọt được phun ra cũng sẽ được kiểm soát tốt hơn và những thiệt hại gây ra do dòng phun từ vòi chữa cháy cũng được giảm thiểu đáng kể, từ đó lực lượng điều tra viên được tạo điều kiện tốt hơn để phát hiện ra nguồn cháy khi những khu vực xung quanh đã được bảo vệ. Bên cạnh đó, sau khi bọt bốc hơi, những chứng cứ khác cũng sẽ xuất hiện thuận tiện cho công tác điều tra.
7. Bọt loại A giúp cho các lực lượng chữa cháy tiết kiệm và giảm thiểu thiệt hại về tài sản nhiều hơn.Mặc dù chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh lời khẳng định trên, tuy nhiên thực tế đã cho thấy khi sử dụng nước để chữa cháy, thời gian triển khai chữa cháy sẽ diễn ra lâu hơn và thiệt hại về tài sản do nước từ đó cũng nghiêm trọng hơn. Không những vậy, khoảng thời gian thao tác ngắn hơn khi dùng bọt khiến những người lính chữa cháy bớt căng thẳng hơn trên hiện trường, từ đó nâng cao hiệu quả và tính cơ động trong lúc vận hành.
8. Bọt loại A nâng cao khả năng làm mát của nước.Như chúng ta đã biết, làm mát nguồn lửa chính là tính năng chữa cháy quan trọng nhất của nước nhưng chưa đem lại hiệu quả rõ rệt do bản chất của nước. Mới đây, Vụ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã tính toán rằng chỉ có dưới 10% lượng nước được sử dụng để dập một ngọn lửa mở có khả năng chữa cháy thực thụ. Trong khi đó, những tính năng của bọt loại A giảm sức căng trên bề mặt của các phân tử nước, giúp nước thâm nhập vào nguồn nhiên liệu của lửa, từ đó khiến bọt khí nén CAFS nâng cao khả năng làm mát của nước lên đến 80%.
9. Bọt khí nén CAFS có khoảng phun xa lớn hơn rất nhiều so với nước. Do bơm khí nén tạo ra thêm lực trong dòng ống, từ đó đẩy hỗn hợp chất nén đi ra khoảng cách xa hơn. Hiệp hội Đào tạo Chữa cháy An toàn Quốc tế tính toán rằng khoảng phun xa của CAFS có thể gấp đôi so với nước thường. Với tính năng ưu việt như vậy, các lực lượng chữa cháy có thể thao tác an toàn từ một khoảng cách xa.
10. Bọt khí nén CAFS hạn chế gây ảnh hưởng không tốt đến môi trường và thiết bị.CAFS có khả năng dập cháy nhanh cũng như sở hữu lượng hỗn hợp chất nén ít, từ đó giảm thiểu lượng chất độc hại xả vào không khí cũng như các chất cặn bẩn trong số nước còn đọng lại. Hơn thế nữa, hệ thống bọt khí nén CAFS còn giúp động cơ chữa cháy đứng yên trong điều kiện số vòng quay thấp, không xảy ra sự va đập thủy lực trong các đường ống do hỗn hợp chất bị nén và yêu cầu áp suất vận hành ít hơn do ma sát ít hơn; tất cả những điều trên đều tăng tuổi thọ và giảm thiểu hỏng hóc cho các thiết bị chữa cháy.
Rosenbauer là hãng sản xuất phương tiện và thiết bị chữa cháy hàng đầu thế giới. Mỗi sản phẩm được tạo ra đều phải đáp ứng đủ 3 yêu cầu của hãng: Hiệu quả, Đa năng và An toàn. Hệ thống CAFS của Rosenbauer cũng không phải ngoại lệ. Từ những đám cháy trong khu dân cư đến tai nạn ở đường bay, từ những vụ hỏa hoạn ở khu vực xa xôi hẻo lánh cho đến những tòa nhà cao ngút trời, tất cả đều không nằm ngoài khả năng của hệ thống trứ danh đến từ hãng sản xuất từ nước Áo này:
CAFS MOBILE |
|||||
Tiêu chuẩn |
– |
||||
Lưu lượng bọt CAFS |
Xấp xỉ 1600 lít/phút |
||||
Tỷ lệ giãn nở |
Xấp xỉ 4 – 15 |
||||
|
|||||
CONTI CAFS |
200 |
400 |
800 |
1600 |
2400 |
Tiêu chuẩn |
DIN EN 16327 và ISO/DIS 7076-6 |
||||
Lưu lượng bọt CAFS |
Xấp xỉ 800 lít/phút |
Xấp xỉ 1600 lít/phút |
Xấp xỉ 3200 lít/phút |
Xấp xỉ 6400 lít/phút |
Xấp xỉ 9600 lít/phút |
Tỷ lệ giãn nở |
Xấp xỉ 4 – 15 |
||||
|
|||||
FLASH CAFS |
200 |
400 |
800 |
1600 |
2400 |
Tiêu chuẩn |
– |
||||
Lưu lượng bọt CAFS |
Xấp xỉ 800 lít/phút |
Xấp xỉ 1,600 lít/phút |
Xấp xỉ 3,200 lít/phút |
Xấp xỉ 6,400 lít/phút |
Xấp xỉ 9,600 lít/phút |
Tỷ lệ giãn nở |
Xấp xỉ 4 – 15 |
||||
|
|||||
SKY CAFS |
|
||||
Khoảng phun xa |
Tối đa 400 m |
||||
|
|||||
FLASH CAFS |
30 |
50 |
100 |
250 |
400 |
Tiêu chuẩn |
– |
||||
Lưu lượng bọt CAFS |
Xấp xỉ 6000 lít/phút |
Xấp xỉ 10,000 lít/phút |
Xấp xỉ 20,000 lít/phút |
Xấp xỉ 48,000 lít/phút |
Xấp xỉ 64,000 lít/phút |
Tỷ lệ giãn nở |
Xấp xỉ 8 |